Công trình xây vượt tầng nhưng không có căn cứ để phá dỡ - Tin Tức Bất Động Sản Việt Nam


Theo Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng), trong giai đoạn trước, công tác phủ kín quy hoạch thấp khiến cơ quan quản lý cấp phép có biểu hiện “xin – cho” tuỳ tiện. Bởi vậy, có những vi phạm khó cưỡng chế phá dỡ vì vẫn thiếu căn cứ pháp lý.

Nhan nhản chung cư xây vượt tầng, sai phép

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, vượt tầng xảy ra phổ biến trong thời gian gần đây. Đây là thực tế đang diễn ra tại nhiều địa phương đặc biệt tại các thành phố lớn quá trình phát triển đô thị hóa mạnh mẽ.

Như tại TP.HCM, tại cuộc họp báo định kỳ Quý I/2017, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, trong gần 115.000 lượt kiểm tra công trình, Sở Xây dựng TPHCM phát hiện gần 3.000 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng, chiếm tỷ lệ 2,52% trên tổng số lượt kiểm tra.

trật tự xây dựng, vi phạm xây dựng, quy hoạch đô thị, xây dựng không phép, chung cư nâng tầng, chung cư Mỹ Sơn, quản lý đô thị

Khu chung cư Kim Văn - Kim Lũ nhiều công trình xây vượt tầng.

Trong đó, xây dựng không phép "đội sổ" vi phạm với 1.395/2.096 trường hợp, chiếm tỷ lệ 59,3% (tăng 28 trường hợp, tỷ lệ tăng 2% so với cùng kỳ). Các trường hợp xây dựng không phép xảy ra nhiều nhất ở huyện Bình Chánh (42,4%), Quận 12 (9,7%), Quận Thủ Đức (9,7%).

Xây dựng sai phép có 956/2.096 trường hợp, chiếm tỷ lệ 40,7%. Các công trình sai phép cũng tập trung chủ yếu tại Bình Chánh, Thủ Đức, Hóc Môn và Quận 7, Quận 12.

Không chỉ các công trình xây dựng không phép, sai phép mọc nhan nhản ở quận huyện ngoại thành, nhiều công trình xây dựng cao ốc, chung cư... ở trung tâm cũng xảy ra sự cố.

Tại Hà Nội, nêu tại báo cáo gửi UBND TP Hà Nội gần đây về thực hiện thanh tra, kết luận đối với các dự án khu nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội có sai phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng đất, kết quả thanh kiểm tra của đoàn thanh tra liên ngành cho thấy, trong số 50 dự án được lựa chọn ngẫu nhiên để thanh tra có 38 dự án sai phạm về quy hoạch, xây dựng như: xây dựng vượt số tầng, thông tầng, vượt diện tích xây dựng, diện tích sàn xây dựng so với quy hoạch, thiết kế được duyệt hoặc giấy phép xây dựng, sử dụng sai công năng một số tầng trong toà nhà chung cư, thay đổi cơ cấu căn hộ, chưa hoàn thiện hồ sơ về quy hoạch, xây dựng… Trong đó có 15 dự án sai phạm về xây dựng, quy hoạch ảnh hưởng tới an toàn phòng cháy chữa cháy.

Điển hình như khu chung cư và thương mại dịch vụ hỗn hợp Capitaland Hoàng Thành (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) do Công ty TNHH Capitaland Hoàng Thành làm chủ đầu tư, chưa làm thủ tục xác định và nộp nghĩa vụ tài chính đối với số căn hộ được điều chỉnh tăng từ 992 lên 1.478 căn.

Công ty Đầu tư phát triển đô thị và thiết bị vật tư Hà Nội 1, chủ đầu tư dự án khu nhà ở kết hợp dịch vụ công cộng trên đường Nguyễn Tuân thì tự ý xây 2 tầng chung cư ngoài giấy phép xây dựng, xây dựng sai giấy phép nhiều diện tích, chưa nộp tiền sử dụng đất với phần diện tích sử dụng thêm ngoài diện tích trúng đấu giá, chưa được nghiệm thu PCCC.

Dự án Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng của Công ty cổ phần Hùng Tiến Kim Sơn, chủ đầu tư xây tăng 2 tầng so với giấy phép xây dựng, công trình sử dụng khi chưa được nghiệm thu PCCC. Công ty TNHH Hanotex tự ý xây dựng thêm 6 căn penhouse tại tầng kỹ thuật và tầng mái ở dự án 88 Láng Hạ...

Đoàn liên ngành nhấn mạnh, những vi phạm của các doanh nghiệp đều diễn ra công khai, quy mô lớn. Chính quyền cùng các đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ giám sát đã không phát hiện và xử lý kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng bán đi số căn hộ vi phạm. Các căn hộ dân đã vào ở không dễ cưỡng chế, chủ đầu tư có thể “hợp pháp hóa” vi phạm, trong khi vẫn có thể thu lợi.

Điều đáng nói không ít chủ công trình tỏ ra “nhờn luật”, liên tiếp vi phạm. Như dự án Khu chung cư cao tầng và dịch vụ Phương Đông – Mỹ Sơn Tower của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn, vừa qua UBND quận Thanh Xuân đã đề xuất UBND TP. Hà Nội hình thức xử phạt 1,5 tỷ đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng được cấp đối với công trình.

UBND quận Thanh Xuân cho biết, công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý (Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp).

Trước đó vào đầu năm 2016, cũng tại dự án này, chủ đầu tư đã bất chấp lệnh đình chỉ tiếp tục thi công công trình dẫn đến vụ tai nạn sập giàn giáo khiến 7 người phải nhập viện cấp cứu.

Xây vượt tầng giữa phố mà không có căn cứ để phá dỡ

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, vượt tầng đang xảy ra phổ biến. Nhưng việc xử lý trên thực tế lại chỉ đa số dừng lại ở việc xử phạt hành chính mà không bị tháo dỡ. Đây là một trong những vấn đề làm nóng cuộc họp báo quý II của Bộ Xây dựng diễn ra ngày 8/2.

Trao đổi về vấn đề này, Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng Bùi Trung Dung cho rằng, Luật Xây dựng 2014 có tư tưởng mới, không hành chính hoá trong hoạt động quản lý nhà nước, theo tinh thần Chính phủ phục vụ. Do vậy, quản lý giấy phép xây dựng trên cơ sở quy hoạch để tránh tuỳ tiện trong việc cấp phép.

Việc quản lý trật tự xây dựng trong giai đoạn trước khi mà công tác phủ kín quy hoạch thấp khiến cơ quan quản lý cấp phép có biểu hiện “xin – cho” tuỳ tiện. Bởi vậy, có những vi phạm khó cưỡng chế phá dỡ vì vẫn thiếu căn cứ pháp lý; có sai phạm chỉ là hành chính hoá. Nếu vi phạm đó không ảnh hưởng đến quy hoạch kiến trúc hoặc xảy ra từ trước đó thì không phá dỡ; chỉ phá dỡ khi ảnh hưởng đến quy hoạch kiến trúc. Ngoài ra, việc phá dỡ còn đảm bảo không gây lãng phí đầu tư xã hội.

Theo ông Dung, từ khi có Nghị định 64 tỷ lệ vi phạm xây dựng giấy phép giảm hẳn. Gần đây, mặc dù Luật Xây dựng đã quy định cụ thể nhưng thủ tục đất đai vẫn chưa quy định rõ lắm.

Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, cho biết mỗi năm cả nước ước chừng có 60.000 giấy phép xây dựng khác nhau, có cấp phép nhà ở nhỏ lẻ, cũng có cả các dự án lớn.

Thứ trưởng thừa nhận, tình trạng vi phạm là có, ở dạng hoặc không phép hoặc sai phép nhưng ông cho rằng cần phải đánh giá theo quá trình. Theo đó, những năm 2010-2011, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh việc quản lý và cấp phép chưa hoàn thiện dẫn đến có xảy ra cơ chế xin - cho hoặc sai phạm khó xử lý.

Tuy nhiên hiện nay cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện, đã có nghị định hướng dẫn cụ thể, việc quản lý xây dựng theo giấy phép đã có các văn bản và đội ngũ thực hiện, việc xử lý cũng có chế tài, phương pháp xử lý. Nhờ đó, tỷ lệ công trình sai phép đã giảm đi. Tuy nhiên đâu đó vẫn xảy ra sai phép, không phép, bao gồm cả công trình nhỏ, công trình lớn. Một số vụ việc cụ thể xảy ra trước đây 4-5 năm.

“Quan điểm xử lý của bộ là sai phép, không phép thì phải đình chỉ thi công. Không giấy phép phải làm các thủ tục để xin phép, có thể cưỡng chế phá dỡ. Sai phép thì đối chiếu giấy phép và quy hoạch để giải quyết” – lãnh đạo Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

"Ở những dự án xây dựng từ 5 đến 10 năm trước nếu sai phạm, khi giải quyết vấn đề tồn tại do cấp phép trước đây thì vẫn phải xem xét yếu tố phù hợp với quy hoạch. Về cơ bản, phần xây dựng sai nếu vẫn phù hợp với quy hoạch thì yêu cầu thay đổi giấy phép", ông Hùng nói.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng cho hay với những dự án đang xây dựng vi phạm thì phải xử lý tức thời, tuy nhiên đó vẫn là tài sản nên để tránh lãng phí thì yêu cầu chủ đầu tư nộp phạt phần chênh lệch.

Hồng Khanh 

TP.HCM: Vi phạm xây dựng tăng cao đầu năm 2017

TP.HCM: Vi phạm xây dựng tăng cao đầu năm 2017

Theo thông tin từ UBND TP.HCM, trong quý 1/2017, TP đã tổ chức kiểm tra 29.318 lượt công trình xây dựng (tăng 56,57% so với cùng kỳ), đã phát hiện 697 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng.

Hà Nội thanh tra, xử lý vi phạm đất đai toàn thành phố

Hà Nội thanh tra, xử lý vi phạm đất đai toàn thành phố

Việc thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện đồng loạt trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội ‘điểm mặt’ 18 nhà cao tầng vi phạm về PCCC

Hà Nội ‘điểm mặt’ 18 nhà cao tầng vi phạm về PCCC

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP Hà Nội qua kiểm tra, phát hiện nhiều công trình cao ốc, chung cư cao tầng vẫn vi phạm về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Điểm danh 6 tòa cao ốc vi phạm, bị “cắt ngọn” ở Hà Nội

Điểm danh 6 tòa cao ốc vi phạm, bị “cắt ngọn” ở Hà Nội

Nhiều cao ốc vi phạm ở Hà Nội như công trình nhà số 9 Đào Duy Anh, tòa nhà 19 Triệu Việt Vương... đã bị cho "cắt ngọn" không thương tiếc.

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.