Bài 2: Nhà siêu rẻ có phải “cứu cánh” cho các đô thị? - Tin Tức Bất Động Sản Việt Nam


-Giải quyết nhu cầu ở cho người thu nhập thấp là điều không thể phủ nhận của những căn hộ siêu rẻ. Tuy nhiên, cần có sự tính toán thận trọng nếu nhân rộng ra các đô thị lớn như TP.HCM.

Việc lãnh đạo TP.HCM muốn phát triển căn hộ giá rẻ, cho người thu nhập thấp đô thị, theo mô hình đã thành công của địa phương khác, đang thu hút sự quan tâm đc biệt của dư luận. Loạt bài của Báo VietNamNet ghi nhận ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, doanh nghiệp xung quanh vấn đề này.

Nên cho thuê chứ không bán

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, chia sẻ: “Nhu cầu công nhân đi thuê nhà ở hiện nay rất nhiều. Chúng ta xây dựng căn nhà nhỏ như địa phương khác đã làm, theo tôi không phải để bán mà nên cho thuê mới đúng, và khi đó quản lý đô thị mới được.

Khi tôi cho thuê mà anh ở đó không tốt thì tôi sẽ cho người khác thuê. Như vậy thì mới quản lý được căn hộ, để không trở thành căn nhà “ổ chuột”. Nhu cầu thuê hiện nay ở TP.HCM lớn hơn nhu cầu mua rất nhiều lần, phải đáp ứng nhu cầu này trước”.

nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, thuê nhà giá rẻ

“Muốn phát triển nhà ở giá rẻ như địa phương khác đã làm thì trước hết chỉ có thể xây dựng ở ngoại thành, quận vùng ven vì nội thành giá đất rất cao. Kéo dân ra sống ở vùng ven là chuyện tốt, vì khu vực này không bị kẹt xe. Bên cạnh đó, những người dân này hiện vẫn sống ở TP.HCM nên việc chuyển họ ra sống ở khu vực khác cũng thuộc TP.HCM thì đâu có tăng dân số thêm, vì vậy cũng không gây ra áp lực đô thị.

Chẳng hạn 1.000 người dân đang sống trọ trong những căn nhà lụp xụp, bây giờ mình làm những căn nhà tốt hơn cho họ ở thì họ sẽ di chuyển thôi. Chúng ta phát triển vùng ven để giảm hạ tầng ở khu trung tâm” – ông Nghĩa nói.

Nhà siêu rẻ cũng phải đồng bộ hạ tầng

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng, không phải dễ để có thể thu hút người thu nhập thấp về một khu để ở. Phải hình thành khu đô thị chuẩn thấp (là lấy cái chuẩn nhà ở xã hội làm chuẩn để phát triển khu đô thị), tức là cho phát triển loại căn hộ tối thiểu 25m2…

“Mà nói chuẩn thấp không có nghĩa là dưới chuẩn, mà ở đó có đủ hết các dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật đủ (đường sá, cấp nước, cấp điện, chiếu sáng công cộng,…), hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, bênh viện, khu thương mại, thậm chí là chợ truyền thống), các khu vui chơi giải trí phải đủ hết.

Và khi hình thành một cộng đồng người ta ở với nhau thì bản thân khu đó nó có nền kinh tế riêng. Nó tạo được việc làm riêng cho những người ở khu đó, ít nhất là những người làm những dịch vụ để phục vụ cộng đồng (hớt tóc, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe…).

Thực tế, như khu tái định cư Vĩnh Lộc, đó là khu ở mà không gắn với chuyện tạo một không gian sống cho người ta, thì người ta từ chối tham gia. Ở đó 1.700 căn hộ cũng nhà 5 tầng không thang máy + 500 nền, nhưng tất cả có 15% người dân vào ở đó, cho nên rất lãng phí của cả xã hội” – ông Châu phân tích thêm.

Dân Singapore cũng có giai đoạn ở trong “nhà hộp diêm”

Chủ tịch HoREA cũng cho biết, hiện nay, một số ý kiến nói rằng, nếu làm nhà kiểu Bình Dương ở TP.HCM sẽ tăng độ nén đô thị. Nhưng tất nhiên xây nhà 5 tầng thì không có mức độ gây áp lực đó đâu. Nếu xây nhà rẻ thì phải xây cỡ 5 tầng trở xuống thì không bị áp lực.

Còn xây những khu chung cư cao tầng hơn mà tập trung nhiều chung cư như thế thì mới tăng áp lực trên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông… đô thị của thành phố.

Cũng có ý kiến cho rằng làm như thế là ổ chuột hóa nhà cao tầng, nhưng ở Bình Dương đã làm và không hề có tình trạng ổ chuột hóa vì trên cơ sở quy hoạch hoàn chỉnh, rồi họ thiết kế cũng hoàn chỉnh, rồi họ quản lý mọi thứ tốt thì không hề có chuyện ổ chuột.

“Có người nói rằng diện tích bình quân của TP.HCM là trên 17m2/người. Giờ nếu cho người ta ở trong căn hộ nhỏ 30m2 cho 4 người thì thấp hơn mức bình quân là không nên. Cái đó là quan niệm rất máy móc, dân mình còn nghèo thành ra mình phải chấp nhận ở chật, ở xấu một chút nhưng chất lượng công trình, các dịch vụ phải tốt, an ninh.

Nhìn sang Singapore, họ quy hoạch phát triển đô thị trong 50 năm vừa qua rất tuyệt vời mà mình phải học họ. Giai đoạn đầu họ thiếu nhà, họ ở xấu ở chật rồi sau đó 20 năm, tùy theo từng khu và tùy theo quy hoạch người ta phá dỡ ra xây dựng lại. Đây là một bài học, cho nên chúng ta không thể ảo tưởng hiện nay mình là bình quân diện tích là phải rộng, căn hộ phải rộng.

Ở thành phố mình hiện nay cho xây dựng những khu phòng trọ, phòng có 9m2 thôi, mà bây giờ Thông tư 20 của Bộ Xây dựng là cho xây dựng phòng trọ 10m2 có toilet như thế mà người ta vẫn sống được cả vợ chồng con cái ở đó. Như vậy chúng ta phải chấp nhận một cái thực tế, phải từng bước. Sau này chúng ta giàu mạnh rồi thì không phải lo nữa” -ông Châu chia sẻ.

Quang Nam

Sài Gòn cần 1 triệu căn nhà giá rẻ trong thập kỷ tới

Sài Gòn cần 1 triệu căn nhà giá rẻ trong thập kỷ tới

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra dự báo nhu cầu nhà ở vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá rẻ… trên địa bàn thành phố trong 10 năm tới có thể lên đến khoảng 1 triệu căn.

Bất lực với chung cư “gắn mác” cao cấp bừa bãi?

Bất lực với chung cư “gắn mác” cao cấp bừa bãi?

Thông tư 31, vừa có hiệu lực, liệu có mang tính khả thi hơn khi trào lưu chung cư “gắn mác” cao cấp vô tội vạ?

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.